Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

7 trái cây đặc sản không nên bỏ qua khi du lịch Tết miền Tây

Một chuyến đi tour Tết miền Tây sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách khi được thưởng thức những loại trái cây nổi tiếng ngon ngọt, thanh mát của vùng đất trù phú này.

Cùng Đất Việt Tour du xuân miền Tây trong dịp Tết Nguyên đán năm nay để có cơ hội thưởng thức những loại trái cây đặc sản sau đây nhé:

1. XOÀI CÁT HOÀ LỘC, TIỀN GIANG

Giống xoài này được trồng đầu tiên tại vùng Hòa Lộc, tỉnh Định Tường, nay là tỉnh Tiền Giang. Xoài cát Hòa Lộc quả lớn từ 300 - 450g, vỏ mịn, thịt vàng ươm, ít xơ và rất thơm. Đã du lịch Tết miền Tây thì đừng bỏ qua đặc sản xoài cát Hòa Lộc ngon mắt, vị ngọt thanh cuốn hút nhé bạn!

2. SẦU RIÊNG CÁI MƠN, BẾN TRE

Nhắc đến địa danh Cái Mơn, người ta nghĩ ngay đến loại sầu riêng cơm vàng, hạt lép có hương thơm ngào ngạt  sầu riên-g Cái Mơn. Hiện nay, tại Việt Nam có gần 60 giống sầu riêng được lai tạo từ giống sầu riêng của các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… được trồng nhiều ở các tỉnh Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Vĩnh Long,… nhưng vẫn không có giống sầu riêng nào ngon hơn sầu riêng Cái Mơn.

Khi du lịch miền Tây, ghé những vườn sầu riêng Cái Mơn sai trĩu quả và trải nghiệm hương vị hấp dẫn của đặc sản này chắc chắn du khách sẽ bị mê hoặc bởi hương thơm quyến rũ ấy.

3. BƯỞI NĂM ROI, VĨNH LONG

Du lịch Tết miền Tây mà bỏ qua bưởi Năm Roi ở Vĩnh Long là một thiếu sót lớn. Bưởi Năm Roi mát ngọt, mỏng vỏ, tép dày và nhiều nước chấm thêm ít muối ớt chỉ nhắc thôi cũng đã đủ thèm.

Người dân Vĩnh Long còn dùng bưởi Năm Roi để làm nước ép bưởi, gỏi bưởi,… thanh mát khiến du khách phương xa mê mẩn nếu có cơ hội trải nghiệm một lần.

4. VÚ SỮA LÒ RÈN, TIỀN GIANG

Với mùi thơm dịu nhẹ, ngọt mát vú sữa là loại trái cây được rất nhiều khách du lịch miền Tây yêu thích. Mặc dù vú sữa được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như :Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ,… nhưng vùng đất Vĩnh Kim tỉnh Tiền Giang lại có loại vú sữa Lò Rèn trứ danh mà bất cứ ai thưởng thức không khỏi gật gù khen ngợi.

Cái tên “Lò Rèn” được đặt để tưởng nhớ người thợ rèn đã nhân giống cho loại vú sữa đặc biệt thơm ngon này.

5. DỪA SÁP CẦU KÈ, TRÀ VINH

Nhắc tới các món trái cây lôi cuốn bậc nhất miền Tây không thể không kể đến dừa sáp Cầu Kè đặc sản trứ danh đất Trà Vinh.

Không chỉ có nước ngọt mát, phần cơm dừa sáp béo ngậy, vừa dẻo lại vừa dày khác hẳn với những loại dừa thông thường.

6. MÍT RUỘT ĐỎ, CẦN THƠ

Mít ruột đỏ là giống mít xuất xứ từ Thái Lan và chỉ xuất hiện ở Việt Nam cách đây vài năm và góp mặt vào danh sách những trái ngon nên thử khi du lịch Tết miền Tây.

Mít ruột đỏ khi ăn vào có mùi thơm như mùi dầu chuối, độ ngọt thanh và dai. Ban đầu mít có màu cam đậm, múi mít dày, dai, càng để lâu mít càng đỏ và ngọt hơn nhưng không còn độ dai như ban đầu nữa. Để trải nghiệm mít ruột đỏ nổi tiếng du khách đừng quên ghé qua vườn trái cây ông Tư Mau ở tổ 11, P. Long Tuyền, Q.Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

7. QUÝT HỒNG, LAI VUNG

Quýt hồng Lai Vung nổi tiếng gần xa bởi vẻ ngon mắt và lạ miệng. Không chỉ có nhiều vitamin C tốt cho cơ thể, quýt hồng Lai Vung còn có lớp vỏ mỏng, vàng ruộm như ánh nắng của vùng miền Tây sông nước.

Qúy hồng chín vào khoảng tháng cuối tháng 12 âm lịch. Do đó, du lịch Tết tại đây, người dân Lai Vung sẽ chiều lòng du khách phương xa bằng đặc sản quýt hồng trứ danh này. Bóc lớp vỏ quýt dậy mùi thơm và cắn một miếng, vị ngọt của quýt hồng vỡ ra lan toả khắp khoang miệng khiến du khách ngây ngất.

Không chỉ trải nghiệm tại vườn, du lịch Tết miền Tây du khách còn có cơ hội mua những giỏ quýt hồng thơm ngon nhất về chưng Tết hoặc tặng, bạn bè người thân.

Ngoài ra, còn rất nhiều loại trái cây thơm ngon hấp dẫn nơi miệt vườn sông nước đang chờ du khách trải nghiệm. Nhanh tay book ngay một tour du lịch miền Tây để thỏa sức tham quan nhiều địa điểm du lịch mới lạ, hòa cùng không gian thanh bình miền sông nước và trải nghiệm trái cây mát ngọt nơi đây.

Thân chúc quý khách một mùa Tết đầm ấm, hạnh phúc bên gia đình và bạn bè!

Nguồn: Bảy hoa quả đặc sản không nên bỏ lỡ khi du lịch Tết miền Tây

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Mê mẩn với quang cảnh của Ninh Bình

Chùa Bái Đính, Động Am Tiên,... là những “bồng lai tiên cảnh” giữa trần gian. Cùng Đất Việt Tour tìm hiểu và trải nghiệm du lịch Ninh Bình với những kỳ quan thiên nhiên mê đắm lòng người.

CHÙA ĐỘNG AM TIÊN

Thiên nhiên đã ban tặng cho Ninh Bình những cảnh quan hùng vĩ mà không kém phần nên thơ, quyến rũ. Động Am Tiên như bước ra từ thần thoại, ngôi chùa nằm uy nghi trên sườn núi, bốn bề là sóng nước xanh trong. Đường vào Am Tiên được tô điểm bởi hoa sen, hoa súng nổi bật giữa màu nước ngọc bích và sắc xanh mây trời.

Không gian thơ mộng, hữu tình và bốn bề tĩnh lặng, làm cho du khách cảm giác tịnh tâm và bình yên đến lạ. Chắc hẳn rằng chính vì vậy, mà người ta đã ưu ái gọi nơi đây với cái tên “Am Tiên” đầy trân trọng.

Để đến được Am Tiên, khách du lịch Ninh Bình sẽ đi thuyền vòng qua các vách đá, ngắm cảnh mây trời bao la, lắng nghe nhạc nước như khúc đàn ai ngân, vang vọng tứ bề. Đường lên núi là những bậc thang phủ rêu xanh cổ kính giống như đường đến cổng trời. Càng lên cao, cảnh vật càng hiển hiện rõ rệt, toàn cảnh Chùa Động Am Tiên như thu mình duyên dáng trong bức tranh thuỷ  mặc đẹp đến nao lòng.

TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG

Tam Cốc – Bích Động được ví như “Vịnh Hạ Long” thứ 2 của Việt Nam. Đây là chuỗi 3 hang động (hang Cả, hang Hai và hang Ba) được tạo thành từ con sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi.

Du khách tham quan, ngắm cảnh núi non bằng thuyền. Xuôi theo dòng sông, ta sẽ lần lượt chiêm ngưỡng vẻ đẹp từng hang động với hệ thống nhũ thạch độc đáo, lấp lánh trong nắng chiều

Thời gian đẹp nhất để du khách đến du lịch Ninh Bình để cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của non nước Tam Cốc là từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6. Thời điểm này, những ruộng lúa xanh mơn đã điểm vàng. Du khách có thể chụp ảnh những mảng màu khác nhau của thiên nhiên, cây cỏ quanh hệ thống động kiêu sa này.

TRÀNG AN

Tràng An là điểm du lịch  Ninh Bình nổi tiếng nhất. Chuỗi hang động hùng vĩ, kỳ bí này được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau theo đặc điểm của từng hang như: hang Sáng, hang Tối, hang Nấu Rượu, hang Địa Linh, …

Đến Tràng An vào mùa thu, khi những bông súng bắt đầu hé nở, cá lội từng đàn, núi non trùng điệp sẽ khiến du khách không khỏi mơ hồ về chốn tiên cảnh bồng lai.

CHÙA BÁI ĐÍNH

Với tổng diện tích hơn 700 ha, ngôi chùa nhân tạo này không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà nó còn mang trên mình nhiều kỷ lục nhất thế giới. 1 số danh xưng phải kể đến như: ngôi chùa có Tháp Chuông Đồng lớn nhất; Tượng Phật Di Lặc lớn nhất và ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Hàng ngày, Chùa Bái Đính thu hút nhiều lượt khách đến tham quan, dâng hương và cầu nguyện. Mỗi du khách khi đến đây, đều có thể trút hết ưu tư, phiền muộn và nhẹ nhàng ra về trong bình thản. Không những thế, du khách còn được chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ độc đáo từ pho tượng, mái chùa đến các bậc tam cấp uy nghi, vững chãi.

HANG MÚA

Hang Múa có hình dáng như một quả chuông lớn úp ngược, nằm giữa cánh đồng bao la, rộng lớn của Ninh Bình. Đường lên đỉnh núi trải dài qua 486 bậc đá, du khách leo lên đến đỉnh dù có thấm mệt nhưng khung cảnh nước non hùng vỹ tại đây sẽ khiến lòng lân lân khó tả.

Những ngọn đồi nhấp nhô hiện lên giữa cánh đồng xanh màu lúa, sắc trời trong và thoáng đãng càng làm cho bức tranh thêm phần hữu tình và lãng mạn. Khi cơn gió thổi qua, tấm thảm lúa lại nhẹ nhàng rũ mình uốn lượn, cuốn theo hương thơm đất trời phả vào lòng du khách, mang lại cảm giác bình yên, tươi mát và thanh khiết vô cùng.

Nguồn: Ngất ngây với cảnh sắc của Ninh Bình

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Các ngọn tháp Chăm bí ẩn hấp dẫn khách du lịch miền Trung

Dãy đất miền Trung đầy nắng gió, quê hương của những ngọn tháp Chăm mang trong mình vẻ đẹp huyền bí luôn là đề tài vô tận cho nhiều nhà nghiên cứu, khách du lịch và là nguồn cảm hứng thôi thú bước chân của ai đam mê tìm tòi, tìm hiểu. Trải qua hàng thế kỷ, những ngọn tháp Chăm tồn tại như muốn thách thức thời gian:

THÁNH ĐỊA MỸ SƠN, QUẢNG NAM

Thánh địa Mỹ Sơn là 1 quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo của người Chăm nằm trong thung lũng bao quanh bởi đồi núi thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây từng là nơi tổ chức cúng tế của các vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Với hơn 70 công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 hoàn toàn bằng gạch nung và đá sa thạch, mỗi cụm tháp đánh dấu một phong cách riêng minh chứng cho từng giai đoạn phát triển của lịch sử mỹ thuật Chăm Pa và Đông Nam Á. Chính những giá trị về mặt nghệ thuật, văn hóa tín ngưỡng, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

THÁP BÁNH ÍT, BÌNH ĐỊNH

Nằm trên ngọn đồi thôn Đại Lộc, tỉnh Bình Định, Tháp Bánh Ít tạo ấn tượng mạnh cho du khách bởi vẻ hùng vĩ, oai nghiêm. Mặc dù chỉ còn lại 4 công trình kiến trúc nhưng mỗi kiến trúc lại mang một sắc thái nghệ thuật khác nhau như dẫn du khách vào một thâm cung huyền ảo. Ngôi tháp chính hiện ra đường bệ uy nghi, các cột ốp, các đường gờ nhô ra dọc các mặt tường, vòm của các cửa giả hình mũi lao nhọn đồ sộ, tháp phía nam mái cong hình yên ngựa đầy thơ mộng, tòa tháp cổng đĩnh đạc trầm tư, tháp đông nam với những hình trang trí dưới dạng quả bầu lọ trên các tầng mang đến cho du khách cảm giác rộn rã, cởi mở. Du lịch miền Trung đến thăm tháp Bánh Ít, du khách sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp đa dạng và phong phú.

THÁP BÀ PONAGAR, KHÁNH HÒA

Nếu có dịp đi du lịch Nha Trang, du khách đừng quên đến thăm tháp bà Ponagar nằm ở tả ngạn sông Cái để nghe kể về huyền thoại của Thiên Y Thánh Mẫu Ana – nữ thần dựng nên trái đất được người dân tôn kính và tận mắt chiêm ngưỡng khu di tích Tháp Bà Ponagar, một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam.

Đi theo những bậc thang bằng đá dẫn lên tháp, du khách dễ dàng bắt gặp 4 hàng cột hình bát giác, đó là nhà tĩnh tâm (Mandapa), nơi dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật trước khi làm lễ chính thức ở tầng trên. Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, đặc biệt không nhìn thấy chất kết dính. Tháp cao khoảng 23 mét thờ tượng nữ thần tạc bằng đá hoa cương ngồi trên bệ đá uy nghiêm. Qua thời gian, tổng thể cụm kiến trúc đã hư hòng nhiều nhưng vẫn thể hiện rõ nét nghệ thuật điêu khắc độc đáo với những trang trí hoa văn, phù điêu tuyệt đẹp.

THÁP PÔKLÔNG GARAI, NINH THUẬN

Cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 9 km về phía Tây Bắc, Tháp PôKlông Garai hiện lên như một vũ trụ thu nhỏ, mỗi tầng, mỗi mặt của tháp được chạm khắc trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình độc đáo…phản ánh giai đoạn phát triển nghệ thuật đạt đến đỉnh cao dưới thời vua Poklong Garai (vua Chế Mân) trị vì. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, khu tháp Hoà Lai được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 này là một trong những cụm di tích Chăm cổ nhất và đẹp nhất hiện còn tồn tại.

Những ngọn tháp Chăm đã đạt đến độ chín muồi trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc xứng đáng trở thành những viên ngọc quý tỏa sáng trên vùng đất du lịch miền Trung Việt Nam.

Theo >>> Một số ngọn tháp Chăm bí ẩn thu hút khách du lịch miền Trung